GS.TS.BS Nguyễn Thiện Thành: Người Thầy - người Giám đốc đầu tiên của BV Thống Nhất

Khi đất nước hòa bình, thống nhất, BS Nguyễn Thiện Thành đã từ chối chức Thứ trưởng Bộ Y tế, ở lại TPHCM dốc sức xây dựng Bệnh viện Thống Nhất trở thành một trung tâm y tế chất lượng cao trong khu vực và cả nước, phục vụ sự nghiệp khám chữa bệnh cho cán bộ và nhân dân.
24/12/2020 22:05
Bác sĩ Nguyễn Thiện Thành sinh 1919 tại Trà Vinh, 17 tuổi lên Sài Gòn học trường Pétrus Ký (nay là trường THPT chuyên Lê Hồng Phong). Nhận bằng tú tài loại ưu, ông được học bổng sang Pháp du học, nhưng chỉ được chọn ngành sĩ quan, thương mại hoặc chính trị. Vì chỉ muốn làm bác sĩ nên ông từ chối du học và ra Hà Nội học y khoa, tham gia hoạt động sinh viên yêu nước.

GS.TS.BS Nguyễn Thiện Thành

Năm 1945, bác sĩ Thành tình nguyện vào chiến trường miền Nam để chữa bệnh cho chiến sĩ. Đầu 1950, ông bị Pháp bắt. Tại nhà tù Virgile ở Sài Gòn, một lính da màu vốn là sinh viên y khoa bị bắt quân dịch, sau những lần trò chuyện đã cảm phục bác sĩ Thành. Người này bí mật gửi tài liệu y học Pháp viết về những thành tựu mới vào trong tù. Khi đọc bài báo về phương pháp Filatov, bác sĩ Thành nghiên cứu, chờ ngày thể nghiệm thực tế.

Ra tù cuối năm 1950, bác sĩ Thành chứng kiến hàng nghìn tân binh, chiến sĩ bị sốt rét hoành hành, nhiều người ngã xuống khi chưa kịp ra mặt trận. Ông nghiên cứu, bào chế nhau thai thành thuốc trị bệnh. Ngày 27/11/1951, ca cấy nhau đầu tiên theo phương pháp Filatov thực hiện thành công. Sáng chế Filatov tạo tiếng vang rộng rãi, giúp nhiều người vượt qua bệnh tật. Nhờ thành tựu này, bác sĩ Nguyễn Thiện Thành được đồng nghiệp gọi là “bác sĩ Filatov”.

Giữa tiền tuyến, bác sĩ Thành tiếp tục tiến hành nhiều nghiên cứu, bào chế huyết thanh Bogomoletz. Cuối tháng 10/1954, ông cùng gia đình tập kết ra Bắc. Những năm sau, ông đi nghiên cứu sinh tại Liên Xô, mê say nghiên cứu, vận dụng học thuyết Pavlov trong điều trị chứng mất ngủ.

Hoàn thành luận án phó tiến sĩ với tấm bằng loại ưu tại Liên Xô, ông được tạo điều kiện tiếp tục học hoàn thành tiến sĩ y học. Ông từ chối, trở về nước để chăm lo cho sức khỏe của thương bệnh binh, đồng bào, đồng chí ở miền Nam.

Với tinh thần ấy, ông là một trong những cán bộ chủ chốt được chọn chi viện chiến trường miền Nam năm 1964 trên chuyến "Tàu không số", theo con đường huyền thoại "Hồ Chí Minh trên biển". Trên những con tàu chở vũ khí này, toàn bộ thủy thủ đoàn trước khi khởi hành đều tuyên thệ và truy điệu sống. Họ vượt nhiều hiểm nguy như giông bão, tàu địch truy đuổi, sẵn sàng nổ bộc phá, hủy tàu để vũ khí không rơi vào tay địch...

Ông Nguyễn Thiện Thành được phong quân hàm đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam vào năm 1974. Một năm sau, ông là Chủ tịch Hội đồng bảo vệ sức khỏe Trung ương kiêm Viện trưởng Bệnh viện Thống Nhất. Ông còn là đại biểu Quốc hội khóa VI, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Xã hội của Quốc hội.

Năm 1980, ông được nhà nước phong học hàm Giáo sư, là đại biểu Quốc hội khóa VII, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Kỹ thuật của Quốc hội.

Năm 1985, ông được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Năm 1989, ông được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân.

Khi đất nước hòa bình, thống nhất, bác sĩ Nguyễn Thiện Thành đã từ chối chức Thứ trưởng Bộ Y tế, ở lại TPHCM dốc sức xây dựng Bệnh viện Thống Nhất trở thành một trung tâm y tế chất lượng cao trong khu vực và cả nước, phục vụ sự nghiệp khám chữa bệnh cho cán bộ và nhân dân.

Là người đầu tiên đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển chuyên ngành Lão khoa, ông đã đào tạo nhiều thế hệ học trò, biên soạn nhiều tài liệu cho chuyên ngành này. Thành tựu nổi bật của ông là nghiên cứu và đưa vào sản xuất hai loại dược phẩm mới là Kaglutam và Spirulina có tác dụng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước đầu tiên của khu vực Đông Nam Á sản xuất ra tảo dạng viên.

Sau nhiều thập niên cống hiến cho nền y học nước nhà, vào hồi 4h15 ngày 8/10/2013, ông qua đời tại nhà riêng ở khu cư xá Bắc Hải, quận 10, TPHCM, hưởng thọ 95 tuổi. Ông được An táng tại nghĩa trang thành phố ở quận Thủ Đức.

Có thể bạn chưa biết: Nguyên Bí thư thành ủy TPHCM, Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Thiện Nhân là con trai duy nhất của ông. Ông Nhân tâm sự, cha mình đã ít nhất ba lần từ chối những lời đề nghị có lợi. Lần đầu tiên là khi được học bổng sang Pháp, ông từ chối vì không được học nghề y mà ông mong muốn. Lần thứ hai là khi được đề nghị giữ lại học tiến sĩ tại Liên Xô, ông cũng quyết tâm trở về chiến đấu tại chiến trường miền Nam. Lần nói không thứ ba là với đề xuất làm Thứ trưởng Bộ Y tế để tiếp tục ở lại làm việc tại Bệnh viện Thống Nhất.

“Ba của tôi là người rất ít khi kể về mình. Có lần xem phim về Cách mạng tháng 8, có cảnh đoàn người đi quanh quảng trường Ba Đình, nơi Bác Hồ đang đọc Tuyên ngôn độc lập. Cụ chỉ nói đúng một câu 'lúc đó ba cũng đứng ở dưới'. Cụ cũng không kể rằng từng gặp Bác Hồ và được Bác khen. Có lẽ tôi vẫn chưa biết hết về ba mình”, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ.

Ông được đặt tên đường ven sông Sài Gòn (R3) dài gần 2,8 km sau khi các đại biểu thông qua tờ trình của UBND TPHCM tại kỳ họp thứ 23 HĐND TPHCM khóa XI.

Trích từ Sức mạnh Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

TTƯT.PGS.TS.BS Đỗ Kim Quế - Người khai mở phẫu thuật tim tại Bệnh viện Thống Nhất

TTƯT.PGS.TS.BS Đỗ Kim Quế - Người khai mở phẫu thuật tim tại Bệnh viện Thống Nhất

BV Thống Nhất là BV thứ 3 tại TPHCM mổ tim hở, hiện nay sở hữu các kỹ thuật phẫu thuật tim, lồng ngực ngang tầm khu vực. Người góp phần quan trọng trong hành trình này là PGS.TS.BS Đỗ Kim Quế - vị bác sĩ say mê phẫu thuật tim, nhiệt thành truyền lửa cho thế hệ kế cận.

08/04/2021 15:00

Những người lính khoác áo blouse trắng: Cứu mạng bệnh nhân là trên hết

Những người lính khoác áo blouse trắng: Cứu mạng bệnh nhân là trên hết

Vừa nhìn thấy vết thương của bệnh nhân vào cấp cứu, TS-BS Trương Nguyễn Hoài Linh - Khoa Ngoại lồng ngực - mạch máu, Bệnh viện Thống Nhất TPHCM - nhanh chóng yêu cầu đưa người bệnh vào ngay phòng mổ, mở lồng ngực và tìm thấy vết thương lớn 2cm ở vùng tam giác tim.

01/03/2021 11:47

GS.TS.BS Nguyễn Thiện Thành: Người Thầy - người Giám đốc đầu tiên của BV Thống Nhất

GS.TS.BS Nguyễn Thiện Thành: Người Thầy - người Giám đốc đầu tiên của BV Thống Nhất

Khi đất nước hòa bình, thống nhất, BS Nguyễn Thiện Thành đã từ chối chức Thứ trưởng Bộ Y tế, ở lại TPHCM dốc sức xây dựng Bệnh viện Thống Nhất trở thành một trung tâm y tế chất lượng cao trong khu vực và cả nước, phục vụ sự nghiệp khám chữa bệnh cho cán bộ và nhân dân.

24/12/2020 22:05

PGS.TS.BS Lê Văn Quang: Người thầy vun xới khối Ngoại, Bệnh viện Thống Nhất

PGS.TS.BS Lê Văn Quang: Người thầy vun xới khối Ngoại, Bệnh viện Thống Nhất

Từ những bước đầu mời các chuyên gia phẫu thuật về bệnh viện đứng mổ, ngày nay khối Ngoại Bệnh viện Thống Nhất đã thực hiện được các phẫu thuật tân tiến. PGS.TS.BS Lê Văn Quang là một trong những người thầy đã dày công vun xới, dẫn dắt khối Ngoại của bệnh viện có được sự trưởng thành này.

22/10/2020 13:11

Xem tiếp tin tức cùng chuyên mục

THỜI GIAN KHÁM BỆNH TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT

  • Thứ 2 - Thứ 6: Sáng: 7h00 -11h30 | Chiều: 13h00 -16h30
  • Thứ 7: Sáng: 7h00 - 11h30 (Khám ở khu Dịch vụ) | Chiều: 13h00 - 16h30(Có nhận khám cho đối tượng BHYT)
  • Chủ nhật: Nghỉ

Đăng kí hẹn giờ khám: Gọi tổng đài 028.1080 (chỉ áp dụng cho hình thức khám bảo hiểm y tế cán bộ).

Các chuyên khoa

1900 2345 47

1900 63 61 95