Cách xử trí khi bị chóng mặt?

Cách xử trí khi bị chóng mặt, những người có nguy cơ mắc phải, các dấu hiệu... được BS.CK2 Nguyễn Thị Phương Nga - Trưởng khoa Nội thần kinh tư vấn trên VnExpress.
29/10/2020 22:25
Theo BS.CK2 Nguyễn Thị Phương Nga - Trưởng khoa Nội thần kinh Bệnh viện Thống Nhất, chứng chóng mắt thường gặp ở nhiều người, với các độ tuổi khác nhau, nhất là nhân viên văn phòng thường phải lao động trí óc, người trung niên, cao tuổi. Do tình trạng này thường xảy ra nên không ít người còn thơ ơ, chưa quan tâm đúng mức.

Chóng mặt dù không phải là bệnh nhưng có thể là một trong những dấu hiệu cho thấy cho bạn đang gặp một số vấn đề về sức khỏe. Chóng mặt có thể xuất phát từ các bệnh lý nội khoa, rối loạn tiền đình như rối loạn tiền đình ngoại biên, rối loạn tiền đình trung ương...

Căng thẳng tâm lý do áp lực công việc, gia đình, mệt mỏi, lo âu... cũng là nguyên nhân có thể khiến bạn gặp triệu chứng này thường xuyên và nặng hơn.

Theo bác sĩ Phương Nga, chóng mặt đang có xu hướng gặp nhiều hơn ở những người trẻ tuổi, nguyên nhân do cuộc sống hiện đại ngày càng bận rộn, áp lực trong công việc nhiều hơn, chế độ sinh hoạt không điều độ.

Chóng mặt có thể gồm cả hai loại sinh lý và bệnh lý. Chóng mặt bệnh lý thường tự phát, gây ra những triệu chứng như chao đảo, choáng váng, lâng lâng, xây xẩm, tối sầm, xoay vòng... Hiện tượng này diễn biến ngắn hoặc dài, ngắn có thể vài phút, dài thì nhiều ngày, đôi lúc tái đi tái lại. Trường hợp, chóng mặt không xảy ra thường xuyên thì bạn có thể không cần phải lo lắng quá nhiều. Tuy nhiên, nếu lặp lại nhiều lần trong ngày, tuần, bạn nên đến bác sĩ để tìm nguyên nhân.

BS.CK2 Nguyễn Thị Phương Nga chia sẻ thêm, chóng mặt cần điều trị theo từng nguyên nhân cụ thể. Một số trường hợp, chứng chóng mặt thuyên giảm bằng cách thay đổi lối sống, nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng... Một số trường hợp nặng, bác sĩ cho bệnh nhân dùng thuốc phù hợp và đưa ra cách điều trị phù hợp.

Khi chóng mặt đột ngột diễn ra, theo bác sĩ Phương Nga, bạn nên tìm chỗ nằm nghỉ ngơi, cố gắng mở mắt và nhìn thẳng vào một điểm nào đó trước mặt. Những khi đi ngoài đường, đang chạy xe, nếu cảm thấy có hiện tượng xây xẩm, chao đảo, xoay vòng... nên dừng lại để cơn chóng mặt qua đi. Khi triệu chứng chóng mặt thuyên giảm, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám.

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Nga - Trưởng khoa Nội thần kinh Bệnh viện Thống Nhất

BS.CK2 Nguyễn Thị Phương Nga hiện là Trưởng khoa Nội Thần kinh Bệnh viện Thống Nhất (TPHCM), ủy viên của các hội như Hội đột quỵ TPHCM, Hội đột quỵ Việt Nam, Hội bệnh Alzheimer và Rối loạn nhận thức thần kinh Việt Nam.

Theo Kim Uyên - VnExpress

Tin cùng chuyên mục

Những điều cần biết về bệnh xơ gan

Những điều cần biết về bệnh xơ gan

Bệnh Xơ gan có ngăn chặn được không và điều trị như thế nào? Đây là câu hỏi nhiều bệnh nhân thắc mắc khi đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện Thống Nhất.

19/03/2021 10:46

Câu hỏi thường gặp về viêm phổi ở người cao tuổi

Câu hỏi thường gặp về viêm phổi ở người cao tuổi

Trong thời gian vừa qua, Bệnh viện Thống Nhất tiếp nhận nhiều trường hợp người cao tuổi nhập viện liên quan đến hô hấp trong đó bệnh viêm phổi chiếm tỷ lệ cao, hầu hết bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân chưa nắm rõ các triệu chứng để phát hiện và đưa đến bệnh viện sớm.

26/02/2021 22:59

Hướng dẫn cách phòng ngừa hít sặc do ăn uống

Hướng dẫn cách phòng ngừa hít sặc do ăn uống

Sáng 26/1, Bệnh viện Thống Nhất đã tổ chức chương trình truyền thông cộng đồng "Phòng ngừa hít sặc" với mục đích Truyền thông về tác hại của hít sặc đến sức khỏe của người bệnh, người cao tuổi và người có rối loạn nuốt...

26/01/2021 15:28

Báo động đỏ tình trạng tự ý dùng thuốc kháng sinh

Báo động đỏ tình trạng tự ý dùng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh được coi là một giải pháp trong điều trị các bệnh do nhiễm vi khuẩn. Nhờ có thuốc kháng sinh mà chúng ta có thể kiểm soát được nhiều dịch bệnh.

24/01/2021 23:57

Xem tiếp tin tức cùng chuyên mục

THỜI GIAN KHÁM BỆNH TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT

  • Thứ 2 - Thứ 6: Sáng: 7h00 -11h30 | Chiều: 13h00 -16h30
  • Thứ 7: Sáng: 7h00 - 11h30 (Khám ở khu Dịch vụ) | Chiều: 13h00 - 16h30(Có nhận khám cho đối tượng BHYT)
  • Chủ nhật: Nghỉ

Đăng kí hẹn giờ khám: Gọi tổng đài 028.1080 (chỉ áp dụng cho hình thức khám bảo hiểm y tế cán bộ).

Các chuyên khoa

1900 2345 47

1900 63 61 95