I. Lịch sử hình thành
Khoa Dinh dưỡng có mặt kể từ khi Bênh viện Thống Nhất được thành lập. Diện tích khoảng 900m2.
Tên khoa đầu tiên khi được thành lập 1971 là Khoa Dinh dưỡng. Đến năm 2011 đổi tên là Khoa Dinh dưỡng, tiết chế và 2014 lấy tên Khoa Dinh dưỡng lâm sàng.
Khoa phục vụ việc ăn uống cho bệnh nhân nội trú là cán bộ trung, cao của Đảng và Nhà nước, về sau khi Bệnh viện mở rộng đối tượng phục vụ, Khoa đảm nhiệm phục vụ thêm cho bệnh nhân nhân dân.
Vấn đề dinh dưỡng theo bệnh lí đã được quan tâm từ rất sớm. Việc cung cấp bữa ăn chất lượng, cân đối dinh dưỡng phù hợp bệnh lí, đồng thời luôn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, 40 năm qua Khoa không để xãy ra vụ ngộ độc thực phẩm nào.
II. Cơ cấu tổ chức nhân sự hiện nay
Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng hiện là Tiến sĩ – Bác sĩ Trần Quốc Cường. Phó trưởng khoa ThS. Trần Thị Phương Lan. CN Công Huyền Tôn Nữ Bảo Liên – Kỹ thuật viên trưởng.
Cơ cấu tổ chức khoa hiện có tổng số 24 người, trong đó:
– Phó Trưởng khoa: 02
– BS Dinh dưỡng: 03
– Tiết chế: 02
– Nhân viên nấu ăn: 7
– Nhân viên đưa cơm: 10
III. Chức năng, nhiệm vụ
1. Chức năng
Dinh dưỡng lâm sàng: khám, tư vấn, điều trị bằng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh.
Số lượng bệnh nhân khám dinh dưỡng tăng dần, năm sau cao hơn năm trước năm 2000 khoảng 300 lượt /năm, 2014 > 700 lượt/năm, 2019 > 1000 lượt/năm
Số lượng bệnh nhân được tư vấn dinh dưỡng, cung cấp chế độ ăn bệnh lý ngoại trú sau ra viện với số lượng gia tăng 30ca/ngày
Tiết chế: cung cấp suất ăn cho bệnh nhân phù hợp bệnh lý và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Số bệnh nhân được cung cấp suất ăn tận giường 300- 500 bệnh nhân ngày, trên 1000 suất ăn, gồm 3-6 bữa/ngày, chế độ dinh dưỡng theo bệnh lí.
Phục vụ suất ăn trưa cho công đoàn viên > 500 suất/ngày
Số chế độ ăn bệnh lí > 30 chế độ ăn bệnh lí khác nhau, kí hiệu theo mã số quy định của Bộ Y tế: Đái tháo đường, tăng huyết áp, suy tim, suy thận mạn, gút, béo phì, suy dinh dưỡng, ngoại khoa trước, sau phẫu thuật, nhiễm trùng, bệnh nhân nặng ăn qua ống thông…
Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm 45 năm liên tục.
2. Nhiệm vụ
Tổ chức thực hiện chế độ ăn bệnh lý cho người bệnh trong bệnh viện và hỗ trợ dinh dưỡng (đường ruột, đường tĩnh mạch) cho người bệnh tại các khoa lâm sàng.
Khám, tư vấn và điều trị bằng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh.
Giáo dục truyền thông về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho người bệnh và các đối tượng khác trong bệnh viện.
Kiểm tra chất lượng dinh dưỡng, tiết chế và an toàn thực phẩm đối với đơn vị chế biến và cung cấp suất ăn, dịch vụ ăn, uống trong bệnh viện.
Thực hiện công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến về dinh dưỡng, tiết chế và an toàn thực phẩm.
Nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về dinh dưỡng, tiết chế và an toàn thực phẩm trong điều trị, phòng bệnh và nâng cao sức khỏe.
3. Công tác đào tạo
– Đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn:
Gửi nhân viên nấu ăn tham gia các khóa học nấu ăn tại Nhà văn hóa phụ nữ mỗi năm 1- 2 lần.
Lớp bồi dưỡng về an toàn sử dụng gas, an toàn phòng chống cháy nổ.
Cập nhật dinh dưỡng lâm sàng tại qua các hội thảo dinh dưỡng lâm sàng HosPEN, PENSA…
Học tập an toàn lao động, kiểm soát nhiễm khuẩn
– Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe:
Tham gia câu lạc bộ bệnh nhân đái tháo đường, biên soạn thực đơn, tờ rơi hướng dẫn dinh dưỡng cho bệnh nhân nội trú, ngoại trú.
– Tham gia hướng dẫn thực hành dinh dưỡng lâm sàng, tiết chế, giảng dạy cho học viên các đơn vị có yêu cầu: học viên các trường Y khoa Phạm Ngọc Thạch, ĐHYD TPHCM , các tỉnh, quận, huyện
– Tham gia hướng dẫn đề tài tốt nghiệp cho sinh viên trường ĐH Công nghiệp thực phẩm
IV. Thế mạnh
Khám và tư vấn dinh dưỡng, hỗ trợ dinh dưỡng kịp thời, hiệu quả.
Vận dụng kiến thức về dinh dưỡng, cập nhật thông tin thường xuyên trong công việc tiết chế, hướng dẫn thực hành dinh dưỡng cho bệnh nhân.
Nơi đào tạo, hướng dẫn thực hành dinh dưỡng lâm sàng, tiết chế cho tuyến trước.
V. Những công trình nghiên cứu khoa học
Đề tài nghiên cứu khoa học:
– Năm 2003: Khảo sát tình trạng dinh dưỡng người cao tuổi tại bệnh viện Thống Nhất
– Năm 2004:
+ Đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng ở bệnh nhân phẫu thuật đường tiêu hóa tại BV.Thống Nhất
+ Mô tả và định lượng đơn vị chuyển đổi thực phẩm trong chế độ ăn bệnh lý đái tháo đường.
– Từ năm 2009- 2013:
+ Khảo sát tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp
+ Nghiên cứu đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp
+ Đánh giá tình hình sử dụng albumin tại bệnh viện Thống Nhất.
+ Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân cao tuổi bị gãy xương.
Sáng kiến cải tiến kỹ thuật:
Xử dụng nước ép trái thơm trong ướp thịt bò, giúp thịt nhanh mềm khi nấu, giảm chi phí phụ gia công nghiệp làm mềm đồng thời tạo vị thơm ngon tự nhiên.
Sáng kiến tái sử dụng chai dịch truyền thủy tinh đã qua sử dụng vào quy trình chế biến súp xay nhỏ giọt qua ống thông nuôi dưỡng bệnh nhân nặng. Giúp giảm chi phí cho bệnh nhân, không phải sử dụng túi nhựa nuôi ăn khá đắc tiền.
Kinh nghiệm xác định thời điểm thích hợp cho men thủy phân tinh bột vào súp xay qua ống thông, giúp giảm chi phí sử dụng men đồng thời đạt yêu cầu của thức ăn qua ống thông (lỏng nhưng đậm độ năng lượng cao)
Sáng kiến về sự đa dạng món ăn phục vụ cho bệnh nhân suy thận mạn.
Cải tiến xe đưa cơm, giúp thuận tiện cho việc phục vụ bệnh nhân.
VI. Xu hướng phát triển
– Tăng chất lượng khám và điều trị bằng chế độ dinh dưỡng, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị bệnh nhân
– Hoàn thiện mô hình khoa DDLS theo hướng hiện đại (quy trình bếp một chiều hoàn chỉnh, phòng tiệt trùng – pha chế, bổ sung trang thiết bị…)
– Phát triển mạng lưới dinh dưỡng, tiết chế.
– Đẩy mạnh tiết chế, xây dựng các chế độ ăn bệnh lý đa dạng, phù hợp bệnh lý. phát triển công nghệ chế biến thực phẩm, đặc biệt thức ăn qua ống thông, làm album giới thiệu các món ăn khoa DDLS đang phục vụ trong Bệnh viện.
– Thành lập phòng thực hành tiết chế dinh dưỡng.
– Ứng dụng tin học trong việc lên thực đơn, quản lý khoa Dinh Dưỡng, tiết chế…
– Phối hợp với Hội Dinh dưỡng lâm sàng TP.Hồ Chí Minh mở các lớp tập huấn về dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế, an toàn vệ sinh thực phẩm.
– Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về dinh dưỡng đặc biệt chú ý vấn đề suy dinh dưỡng bệnh nhân nằm viện.
VII. Thành tích khen thưởng
– Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 686 QĐ/TTg ngày 26/6/2004.
– Bằng khen của Chủ Tịch nước- Huân chương lao động hạng 3, Quyết định số 280 QĐ/CTN ngày 14/03/2007
– Bằng khen của Bộ Y tế 2005, Quyết định số 4027/QĐ-BYT ngày 11/10/2006.
– Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế – danh hiệu Tập thể khoa lao động xuất sắc năm 2008, QĐ số 452/QĐ BYT, ngày 8/6/2010.
– Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế – danh hiệu Tập thể khoa lao động xuất sắc năm 2009, QĐ số 1736/QĐ BYT, ngày 24/5/2010
VIII. Thời gian phục vụ
– Thứ hai đến thứ sáu hàng tuần: Từ 07h sáng đến 16h30 chiều
– Thứ bảy – chủ nhật – ngoài giờ: có ekip trực 24/24h