Tìm kiếm
Close this search box.

Mục lục

Ngón tay lò xo là tình trạng viêm bao gân của các gân gấp các ngón tay gây chít hẹp bao gân. Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra hoặc phải dùng tay bên lành kéo ngón tay ra như kiểu ngón tay có lò xo.
353462177 569873815302072 6853440719642683177 n
NGUYÊN NHÂN:
– Thường gặp ở nữ, đặc biệt ở phụ nữ mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh.
– Các bệnh lý về khớp như: viêm khớp dạng thấp, gout.
– Đái tháo đường.
– Chấn thương vùng cổ – bàn tay lặp lại.
– Bệnh nghề nghiệp cần sử dụng đến cổ – ngón tay nhiều.
– Không rõ nguyên nhân.
CHẨN ĐOÁN
– Dựa vào triệu chứng lâm sàng tại chỗ.
– Đau ngón tay có thể bị kẹt ở tư thế gấp vào lòng bàn tay hoặc duỗi thẳng.
– Khám ngón tay có thể có sưng.
– Có thể sờ thấy cục viêm xơ trên gân gấp ngón tay ở vị trí khớp đốt bàn ngón tay. Cục viêm xơ di động khi gấp duỗi ngón tay.
– Ngoài ra, sử dụng siêu âm có thể thấy gân dày lên và có dịch bao quanh.
– Không cần thiết phải làm xét nghiệm máu đặc biệt cũng như không cần chụp xquang. Tuy nhiên cần phải xét nghiệm cơ bản trước khi cho thuốc hay trước khi điều trị.
ĐIỀU TRỊ
Tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh có thể lựa chọn các phương pháp phù hợp:
– Nghỉ ngơi, giữ ấm, vật lý trị liệu.
– Bất động bằng nẹp ngón.
– Thuốc NSAID toàn thân, tại chỗ.
– Tiêm steroid vào bao gân.
– Nếu điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả. Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để cắt ròng rọc A1. Những trường hợp ngón tay lò xo mức độ nặng cũng cần áp dụng phương pháp này.
Một số phương pháp phòng ngừa bệnh ngón tay lò xo
– Hạn chế hoạt động ngón tay hoặc bàn tay quá mức.
– Tránh thực hiện các động tác lặp đi lặp lại trong suốt một thời gian dài và đặc biệt là không nên gồng ngón tay cái thường xuyên.
– Áp dụng chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
– Không nên xoa bóp bằng dầu nóng hay các loại rượu thuốc khi bị viêm.
– Ngón tay lò xo có thể do bệnh tiểu đường, viêm khớp hoặc một số bệnh lý khác gây ra. Chính vì thế, nên điều trị bệnh kịp thời và thăm khám định kỳ để kiểm soát bệnh tốt, phòng ngừa ngón tay lò xo hiệu quả.
Để được tư vấn chi tiết hơn về bệnh ngón tay lò xo hoặc có nhu cầu thăm khám bệnh, mời quý khách hàng liên hệ đến khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình – Bệnh viện Thống Nhất
🏨 Khoa Ngoại Chấn thương – Chỉnh hình
Lầu 1, nhà A6, Bệnh viện Thống Nhất, số 1 Lý Thường Kiệt, phường 7, quận Tân Bình, TP.HCM.
☎️ Hotline: 0965 696 940 hoặc 0902 696 422
📧 Email: khoangoaictchbvtn@gmail.com
Trích nguồn: Fanpage Khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Thống Nhất