Tìm kiếm
Close this search box.

TRẬT KHỚP VAI – TÌM HIỂU VỀ BIẾN CHỨNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Mục lục

1. Trật khớp vai là chấn thương như thế nào?
Trong cơ thể chúng ta, khớp vai có vai trò quan trọng trong hoạt động của chi trên và là khớp linh hoạt nhất.
Tình trạng trật khớp vai xuất hiện khi chỏm xương cánh tay bị trật khỏi ổ chảo xương bả vai. Trong đó, được chia thành 3 loại chính gồm có: trật khớp vai ra trước hoặc ra sau hoặc xuống dưới ổ chảo. Trên thực tế, người gặp phải chấn thương này có thể bị một phần hoặc hoàn toàn.
Trật khớp vai rất dễ xảy ra khi nó chiếm tỷ lệ khoảng từ 50%-60% trong tổng số các loại trật khớp. Trong trường hợp chấn thương ở tình trạng nhẹ không tác động đến dây thần kinh lớn hoặc gây tổn thương mô sẽ có thể cải thiện trong một vài tuần. Song vẫn tồn tại nguy cơ cao bị trật khớp về sau.
Với việc đảm nhận vai trò trong sự vận động của cơ thể với một biên độ hoạt động lớn, cảm giác đau đớn khó chịu gây ra bởi chấn thương này khiến các cử động của người bệnh bị hạn chế. Do vậy, sinh hoạt, lao động hay chất lượng cuộc sống cũng đều bị ảnh hưởng.
361552581 590925949863525 1376710542132483216 n
2. Các nguyên nhân nào có thể gây ra chấn thương trật khớp vai?
Theo đó, đây là một chấn thương không phải hiếm gặp với một số nguyên nhân có thể dẫn đến như sau:
– Tai nạn khi lao động: xuất hiện phổ biến ở các đối tượng phải làm việc nặng nhọc; thường xuyên nâng, bê, vác hay gánh những vật nặng bằng vai nhưng thực hiện không đúng tư thế.
– Gặp phải tai nạn trong khi tham gia giao thông.
– Gặp chấn thương vào lúc tập luyện thể dục hoặc tham gia chơi một số môn thể thao.
– Tai nạn gặp phải trong vận động và sinh hoạt thường ngày. Chẳng hạn, bị té ngã khi chạy nhảy, nô đùa ở trẻ em hoặc có thể bị ngã cầu thang, ngã chống tay hay ngã khi sàn nhà trơn trượt.
Từ đó, có thể thấy rằng một số đối tượng như những vận động viên thể thao, người mang vác nặng thường xuyên, người lớn tuổi dễ bị té ngã,… có khả năng đối diện nguy cơ cao gặp phải tình trạng này hơn những người khác.
3. Triệu chứng và biến chứng của trật khớp vai như thế nào?
Liên quan đến các triệu chứng và biến chứng có thể gặp phải của tình trạng chấn thương này cụ thể như sau:
3.1. Về các triệu chứng
Theo đó, có thể nhận biết chấn thương này qua một số biểu hiện như sau:
– Vị trí khớp vai xuất hiện cảm giác đau dữ dội.
– Khu vực ở vai cũng như cánh tay có tình trạng bị sưng hay bị bầm tím.
– Không thể di chuyển được khớp vai và khó khăn khi cử động cánh tay.
– Thấy hõm khớp rỗng khi sờ vào vai bởi chỏm xương cánh tay đã bật ra ngoài
– Có thể xuất hiện cảm giác tê, ngứa ran tại gần vùng bị chấn thương.
– Cơ bắp tại vị trí vai có thể bị co thắt gây nên cảm giác đau dữ dội hơn.
3.2. Về các biến chứng có khả năng gặp phải
Không những vậy, nếu tình trạng chấn thương nghiêm trọng hoặc không kịp thời phát hiện và thực hiện đúng cách trong việc điều trị, người bị trật khớp vai còn có thể đối mặt với một số biến chứng gồm có:
– Bị rách dây chằng, cơ và cả gân ở vùng khớp vai.
– Dây thần kinh hoặc mạch máu bên trong hoặc xung quanh khớp vai bị tổn thương.
– Có thể làm tắc động mạch nách.
– Khớp vai trở nên không ổn định khiến chấn thương dễ bị tái phát.
– Kìm hãm những vận động ở vai khiến cơ thể gặp khó khăn khi thực hiện ném, nắm, giữ thăng bằng,…
– Bị gãy xương kèm theo.
4. Làm thế nào để phòng ngừa chấn thương trật khớp vai?
Từ những nguyên nhân đã được đề cập, bạn có thể phần nào đó biết được các yếu tố nguy cơ có khả năng dẫn đến tình trạng chấn thương trật khớp vai. Từ đó, có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để chủ động phòng ngừa chấn thương này:
– Thực hiện rèn luyện cơ thể, tập thể dục một cách thường xuyên. Trước khi bắt đầu, cần đảm bảo việc thực hiện khởi động kĩ càng. Cùng với đó, trong quá trình tập luyện, tránh thực hiện các động tác vận động ở tư thế không thuận lợi có thể làm khớp bị tổn thương. Kèm theo đó, cũng không nên tập luyện quá sức.
Việc duy trì được thói quen này sẽ giúp tăng cường sự dẻo dai và linh hoạt của các khớp cũng như góp phần cải thiện sự săn chắc của cơ bắp.
– Tránh mang vác những đồ vật nặng. Khi cần thực hiện thì nên chắc chắn mình đã mang vác đúng tư thế.
– Cẩn thận hơn trong việc đi đứng và trong cả những hoạt động sinh hoạt thường ngày, hạn chế tình trạng bị té ngã có khả năng dẫn đến chấn thương. Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ cần nhắc nhở trẻ cẩn thận khi chơi đùa hay chạy nhảy và cũng cần để tâm đến các hoạt động vui chơi của trẻ.
– Nên chọn tham gia các môn thể thao phù hợp như đi bộ, bơi lội, đánh cầu lông,… Khi tham gia chơi các môn thể thao mạo hiểm hoặc có sự đối kháng và va chạm, cần trang bị thêm đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn.
Mọi thắc mắc mọi người xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể hơn:
🏨 Khoa Ngoại Chấn thương – Chỉnh hình
Lầu 1, nhà A6, Bệnh viện Thống Nhất, số 1 Lý Thường Kiệt, phường 7, quận Tân Bình, TP.HCM.
☎️ Hotline: 0902 696 422
📧 Email: khoangoaictchbvtn@gmail.com
Trích nguồn: Khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Thống Nhất