Tìm kiếm
Close this search box.

MONG QUẶP CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Mục lục

1. Móng quặp là gì?
Móng quặp còn được biết với tên gọi móng mọc ngược hay móng chọc thịt là tình trạng thân móng không mọc thẳng mà quặp lại như móng vuốt, cắm sâu vào phần thịt ở hai bên khóe ngón chân, gây đau nhức. Tình trạng này nếu không sớm chữa trị có thể dẫn đến nhiễm trùng xương và nhiễm trùng máu.
2. Nguyên nhân có thể là do mang giày dép quá chật, chấn thương nhỏ tái phát nhiều lần, cắt móng chân quá ngắn, vệ sinh chân không kỹ, bất thường bẩm sinh…
434341686 724540943168691 419690253948751847 n
3. Điều trị:
Phân loại móng quặp gồm 3 giai đoạn:
– Giai đoạn 1: móng cắm vào thịt, phần da xung quanh hơi đỏ và bắt đầu viêm.
– Giai đoạn 2: xuất hiện một phần chồi thịt viêm đỏ mọc cạnh khóe móng quặp, đôi khi hơi ướt và có mủ.
– Giai đoạn 3: da xung quanh móng đã viêm đỏ, chảy dịch mủ; phần chồi thịt viêm mọc trùm qua khóe móng quặp.
Việc điều trị tùy vào mức độ trầm trọng đã nói ở trên. Nếu tình trạng viêm hơi nhẹ, không đau nhiều, có thể rửa bàn chân, ngón chân với xà phòng sát trùng và sau đó thoa kem hay gel kháng khuẩn lên ngón chân bị đau. Điều cần nhớ là phải để chân thật khô ráo trước khi mang giày, dép và không tạo áp lực lên ngón chân bị đau.
Trong trường hợp khóe móng sưng đỏ, chảy dịch thì nên đến ngay các cơ sở có đơn vị chăm sóc vết thương để được khám và làm tiểu phẫu để lấy đi phần móng quặp bao gồm cả phần mầm móng bên dưới để tránh tái phát sau này. Thủ thuật này cần gây tê tại chỗ và thực hiện chỉ mất khoảng 5 phút, sau đó người bệnh được chăm sóc thay băng và thông thường khỏi hẳn sau 3-5 ngày.
4. Để phòng ngừa tình trạng móng chọc thịt, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
Cắt móng chân thẳng, không cắt quá ngắn hay sát rìa màu hồng của thân móng, tốt nhất nên chừa lại khoảng 1mm để móng mọc theo nếp cũ.
Mang giày vừa chân không quá chặt, đặc biệt là khi tham gia các môn thể thao.
Nếu bạn có thói quen mang tất thường xuyên, nên chọn các loại tất vừa chân, không quá chật.
Nếu người bệnh trong giai đoạn dậy thì, hãy thường xuyên thay giày mới phù hợp với sự phát triển kích thước của bàn chân.
Bệnh nhân đái tháo đường hoặc giãn tĩnh mạch chi dưới mức độ trung bình hoặc nặng cần kiểm tra bàn chân thường xuyên. Khi có dấu hiệu bất thường, bạn cần đi khám bác sĩ ngay để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Trích nguồn: Khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Thống Nhất