Đứt dây chằng chéo trước/ sau là một trong những chấn thương nghiêm trọng thường gặp nhất trong thể thao. Quá trình mổ tái tạo dây chằng hiện nay không quá phức tạp. Tuy nhiên, sau mổ dây chằng chéo nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng theo chế độ riêng thì bệnh nhân có thể mất rất nhiều thời gian để hồi phục, dễ gặp các biến chứng đi kèm như lỏng gối, teo cơ hay thậm chí là đứt dây chằng tái phát.
Ngoài ra, quá trình phục hồi sau phẫu thuật vô cùng quan trọng nên những bệnh nhân sau khi mổ dây chằng chéo đầu gối nên chú ý chăm sóc sức khỏe và nhất là không nên chủ quan gây ra các biến chứng sau này. Để tránh xảy ra những hậu quả không mong muốn và nhanh chóng quay lại sinh hoạt bình thường thì người bệnh cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây:
– Tập vật lý trị liệu phù hợp theo từng giai đoạn.
Một số lưu ý trong quá trình tập luyện cần tuân thủ:
+ KHÔNG tự ý bỏ nẹp trong 4 tuần đầu, mang nẹp khi đi đứng, ngay cả khi ngủ, có thể tháo nẹp khi nghỉ ngơi tại chổ. Bỏ nẹp sớm làm giãn yếu dây chằng
+KHÔNG bỏ nạng trong tuần đầu
+KHÔNG cố co gối quá mức (hơn 120 độ) trong tháng đầu.
+KHÔNG đi lại quá nhiều trong giai đoạn đầu.
+KHÔNG lên xuống cầu thang bằng chân đau. Không tự lái xe 2 bánh, ngồi xổm trong 2,5 tháng (tránh những tình huống tai nạn làm đứt lại dây chằng, hoặc làm dây chằng giãn do kéo căng)
+KHÔNG nằm bất động tại chổ hay không dám cử động chân mổ vì tâm lý sợ đau, sợ không lành vết mổ, sợ sút ốc vít…(vì sẽ làm ngưng trệ tuần hoàn, teo cơ, mô sẹo co rút).
+KHÔNG chạy nhảy, chơi thể thao trong 3 tháng đầu (dây chằng chưa đủ vững chắc cho các tư thế vặn, xoắn, gập gối).
+KHÔNG tập các động tác không có trong hướng dẫn của bác sỹ (tập sai sẽ làm ảnh hưởng đến sự vững chắc dây chằng, mà khó có thể sửa lại được).
Do thời gian tập luyện kéo dài, hầu hết các bệnh nhân nên được bác sĩ và chuyên gia hướng dẫn trong thời gian đầu và sau đó tự tập các bài tập chức năng ngay tại nhà. Cần theo dõi tiến triển phục hồi và có sự tham vấn của bác sĩ để có các bài tập phù hợp hoặc có sự giúp đỡ từ các chuyên gia vật lý trị liệu để có các các bài tập nâng cao như: liệu pháp nhiệt, laser, sóng sung điện,…
– Tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho dây chằng giúp thúc đẩy quá trình phục hồi
Để rút ngắn thời gian hồi phục và đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Một trong những biện pháp dễ dàng và đem lại hiệu quả rõ rệt là bổ sung các chất thiết yếu là thành phần cấu tạo nên gân, dây chằng như: Collagen type 1, Mucopolysaccharides. Các chất này là thành phần cơ bản trong cấu tạo của gân, dây chằng, là nguyên liệu cần thiết cho quá trình tái tạo gân, dây chằng thực sự.
Vì vậy, việc bổ sung dinh dưỡng dành riêng cho dây chằng sau mổ tái tạo đang được ưu tiên kết hợp song song với các biện pháp vật lý trị liệu góp phần hỗ trợ rút ngắn thời gian hồi phục dây chằng sau tổn thương.
– Thăm khám định kỳ theo chỉ dẫn của Bác sĩ
Việc thăm khám định kì và có sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn trong từng giai đoạn phục hồi là vô cùng quan trọng và cần thiết. Thăm khám định kì sẽ giúp bệnh nhân biết được các biến chứng hoặc dấu hiệu bất thường trong quá trình phục hồi cần xử lý, biết được tình trạng hồi phục hiện tại, có đồng thời có lời khuyên của bác sĩ cho quá trình tập luyện và phục hồi tốt nhất, tránh các biến chứng không đáng có.
Trích nguồn: Khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Thống Nhất