- 1 Lý Thường Kiệt, P. 7, Q. Tân Bình, TP. HCM
- T2 - T7: 6:00 - 16:30
Tôi là bác sĩ chuyên khoa cấp II Nội thần kinh với 29 năm hành nghề trong đó 25 năm thực hành chuyên khoa Thần kinh. Tôi hiện là Trưởng khoa Nội Thần kinh và Trưởng Đột quỵ Bệnh viện Thống Nhất từ năm 2015 đến nay.
Tôi là chuyên gia chuyên ngành đột quỵ và sa sút trí tuệ. Tôi hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Đột quỵ Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Bệnh Alzheimer và Rối loạn nhận thức thần kinh Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Đột quỵ TP.HCM.
Tôi cũng hiện là giảng viên Bộ môn Lão khoa trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Đại học Y Trà Vinh, Khoa Y trường Đại học Khoa học Y tế, Đại học Quốc gia TP.HCM; Khoa Thần kinh Đại học Y Phạm Ngọc Thạch, Khoa Thần kinh Đại học Y Nguyễn Tất Thành.
Tôi là thành viên Ban soạn thảo Hướng dẫn điều trị Đột quỵ năm 2017, 2019 và 2023 của Hội Đột quỵ TP.HCM và Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sa sút trí tuệ năm 2018 và 2023 của Hội Bệnh Alzheimer và Rối loạn Nhận thức Thần kinh tại Việt Nam.
Đơn vị đột quỵ của bệnh viện Thống Nhất đã đạt được Giải Vàng 2020, Giải Bạch kim 2023 và Giải Kim cương cao nhất 2024 về chất lượng điều trị đột quỵ Tổ chức Đột quỵ Thế giới (WSO).
Năm tốt nghiệp | Bậc đào tạo | Chuyên ngành | Nơi đào tạo |
1995 | Bác sĩ | Y đa khoa | Đại học Y dược TPHCM … |
1999 | Bác sĩ chuyên khoa I | Nội Thần kinh | Đại học Y dược TPHCM |
2009 | Bác sĩ chuyên khoa II | Nội Thần kinh | Đại học Y dược TPHCM |
1. Ban chấp hành hội:
2. Thành viên hội Đột quỵ Châu Âu
Thời gian | Đơn vị công tác | Công việc đảm nhiệm |
1996-2000 | Bảo hiểm y tế TP.HCM (nay là BHXH TP.HCM) | Giám định viên |
2000-2009 | Bệnh viện Thống Nhất | Bác sĩ điều trị |
2009-2014 | Bệnh viện Thống Nhất | Phó trưởng khoa |
2014-nay | Bệnh viện Thống Nhất | Trưởng khoa |
Năm | Tên bài báo | Tên tạp chí | DOI |
1 | Nguyễn Thị Phương Nga. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của Tai biến mạch máu não hố sau. | Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Bệnh viện Thống Nhất năm 2002 | |
2 | Nguyễn Thị Phương Nga. Nghiên cứu lipid máu trên bệnh nhân đột quị thiếu máu não cục bộ cấp. | Y học thành phố Hồ Chí Minh. Số 15(2), năm 2012. | |
3 | Nguyễn Thị Phương Nga, Phan Xuân Nam. Đặc điểm lâm sàng và điện sinh lý của hội chứng ống cổ tay. | Y học thành phố Hồ Chí Minh. Tập 17, phụ bản số 3, năm 2013. | |
4 | Nguyễn Thị Phương Nga và cộng sự. Tỷ lệ và các yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ sau đột quỵ não. | Y học thành phố Hồ Chí Minh. Tập 17, phụ bản số 3, năm 2013. | |
5 | Nguyễn Thị Phương Nga và cộng sự. Hoạt động của đơn vị đột quỵ và tình hình điều trị bệnh nhân đột quỵ não tại bệnh viện Thống Nhất trong năm 2014 | Y học TP HCM. Phụ bản tập 19 số 5* năm 2015 | |
6 | Nguyễn Thị Phương Nga. Phục hồi chức năng sau đột quỵ não. | Y học thành phố Hồ Chí Minh tập 22, số 6* năm 2018. | |
7 | guyễn Thị Phương Nga. Phục hồi chức năng rối loạn nuốt sau đột quỵ não. | Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh năm 2019, tập 23, số 3, chuyên đề HNKHKT BV Thống Nhất, trang 12 | |
8 | Chỉ số cổ chân-cánh tay (ABI) ở bệnh nhân cao tuổi tại khoa nội thần kinh bệnh viện thống nhất. | Y học thành phố Hồ Chí Minh, phụ bản tập 24, số 5,năm 2020, tr 94 | |
9 | Giải pháp nâng cao chất lượng điều trị đột quỵ tại Đơn vị Đột quỵ Bệnh viện Thống Nhất năm 2020 | Y học thành phố Hồ Chí Minh năm 2021, tập 25, số 6,tr 8-11 | |
10 | Suy giảm nhận thức sau đột quỵ | Tạp chí Thần kinh học Việt nam năm 2022, số 32, tr 52-58 | |
11 | Đánh giá rối loạn nuốt và hiệu quả phục hồi chức năng nuốt sớm ở bệnh nhân đột quỵ não cấp tại Bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh | Tạp chí y học cộng đồng năm 2023, tập 64, số 8, tr372-378 |