Bị sốt xuất huyết rồi có bị lại không?
Có 4 type huyết thanh gây bệnh sốt xuất huyết Dengue. Khi cơ thể đã mắc sốt xuất huyết do 1 type thì không thể sản sinh ra miễn dịch chéo sang type khác. Vì vậy một người có thể mắc sốt xuất huyết nhiều lần bởi các type khác nhau.
Ai cần theo dõi kỹ khi mắc sốt xuất huyết?
Với những người trên 60 tuổi, khi mắc sốt xuất huyết sẽ bắt buộc nhập viện. Bởi người cao tuổi thường có các bệnh nền đi kèm và cần được theo dõi sát để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra, giảm nguy cơ tử vong.
Bên cạnh đó, các đối tượng như người có bệnh nền (tim mạch, huyết áp, đái tháo đường….), phụ nữ có thai, người suy giảm miễn dịch… cũng là những đối tượng cần được giám sát y tế vì có nguy cơ gặp các biến chứng.
Bị sốt xuất huyết có nên truyền không?
Nhiều người bị sốt xuất huyết thường đến các phòng khám để truyền nước với suy nghĩ bù nước cho cơ thể. Tuy nhiên, khi bị sốt xuất huyết không được truyền các dung dịch cao phân tử, dung dịch đạm, thuốc bổ và không được dùng thuốc có chứa corticoid, thuốc kháng sinh. Các nhóm thuốc có chứa salicylic có khả năng gây chảy máu cho người bệnh do vậy cũng cần thận trọng khi sử dụng.
Sốt xuất huyết có nguy hiểm không?
Nếu điều trị đúng phác đồ, bệnh có thể khỏi hoàn toàn và không để lại di chứng. Bên cạnh tiêm phòng sốt xuất huyết, để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cần vệ sinh môi trường xung quanh diệt muỗi, bọ gậy và sử dụng các biện pháp phòng tránh muỗi như: dùng màn khi ngủ, bôi thuốc chống muỗi…
—————————–
BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
1 Lý Thường Kiệt, P. 7, Q. Tân Bình, TP. HCM
Điện thoại: 028 3864 2142 – 1900 2345 47 (Tổng đài CSKH) – 02838690277 (195-196-197) Trung tâm tiêm chủng vắc xin
Trích nguồn: Fanpage của Bộ Y tế