Giới thiệu Khoa Vi sinh

I. Lịch sử hình thành

Trước 1978, Khoa Vi sinh nằm chung trong khối Xét nghiệm (Hóa sinhHuyết học – Vi sinh). Ngày 22/05/1978 Khoa Vi sinh được tách ra và thành lập theo Quyết định số 617/QĐ-BVT của Giám đốc Bệnh viện, do BS.CK2 Dương Thị Lệ làm Trưởng khoa từ năm 1978 đến 1997. Tiếp theo đó là TS.CN Hoàng Kim Tuyến làm trưởng khoa từ năm 1998 đến 2005. Hiện tại ThS.BS Vũ Thị Kim Cương làm trưởng khoa.

Ban đầu khoa chỉ thực hiện các kỹ thuật chuyên môn cơ bản về vi sinh phục vụ lâm sàng điều trị bệnh nhân và cũng đã phát hiện các vi khuẩn tả, dịch hạch kịp thời phục vụ lâm sàng điều trị. Đến nay khoa đã được trang bị nhiều hệ thống máy móc hiện đại cùng nhiều kỹ thuật mới được triển khai, đặc biệt là các xét nghiệm miễn dịch tự động cũng như nhiều xét nghiệm sinh học phân tử được thực hiện với độ chính xác cao, cho kết quả nhanh, đáp ứng được nhu cấu ngày càng cao và ngày càng phát triển của bệnh viện.

II. Cơ cấu tổ chức nhân sự

Phục trách khoa Vi sinh hiện nay là ThS.BS Nguyễn Ngọc Lân và Kỹ thuật viên trưởng là CNXN Nguyễn Thanh Liêm.

Nhân lực của khoa hiện có tổng số 18 người, trong đó:

– Thạc sĩ, bác sĩ: 01

– Bác sĩ y học cổ truyền: 01

– CKI xét nghiệm y học: 01

– Cử nhân xét nghiệm y học: 12

– KS Công nghệ sinh học: 02

– Y công: 01

III. Thế mạnh

– Từ năm 1998-2005, Khoa Vi sinh triển khai thêm các xét nghiệm ELISA các dấu ấn viêm gan B và C.

– Năm 2007 khoa triển khai cấy máu bằng máy Bactec, giúp tăng khả năng phát hiện, rút ngắn thời gian phát hiện là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán nhiễm khuản huyết.

– Năm 2011, Khoa triển khai xét nghiệm các marker viêm gan bằng phương pháp điện hóa phát quang. Phương pháp này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, thời gian trả kêt quả nhanh (18 phút/XN). Nhờ vậy giúp đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của bệnh nhân. Tiếp theo Khoa cũng đã triển khai thêm các xét nghiệm TPHA (giang mai), Rubella IgG và IgM (sởi Đức), tạo thuận lợi cho công tác khám sức khỏe làm hồ sơ đi định cư và xuất khẩu lao động, xét nghiệm chẩn đoán sốt xuất huyết, H. pylori, anti TB cũng được thực hiện trong thời gian này.

– Năm 2013, Khoa Vi sinh được trang bị hệ thống Realtime PCR của Roche, là một hệ thống tự động hoàn toàn, đạt chuẩn IVD, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, phát hiện được cả các vi rút đột biến gen rất hữu ích trong viêc phát hiện chẩn đoán, theo dõi điều trị một cách hiệu quả. Bên cạnh đó khoa còn có hệ thống PCR mở, có thể làm được nhiều xét nghiệm về sinh học phân tử khác nhau: genotype HCV, xác định gene kháng thuốc, xác định vi khuẩn lao trong tất cả các loại bênh phẩm,…

– Năm 2014, Khoa sử dụng hệ thống Vitek 2 để định danh và làm kháng sinh đồ tự động. Hệ thống này giúp đinh danh chính xác tới mức loài hầu hết các vi khuẩn gây bệnh, đồng thời xác định được độ nhạy, kháng kháng sinh bằng MIC. Điều này giúp lâm sang điều trị hiệu quả hơn các bệnh lý nhiễm khuẩn và hạn chế tốc độ kháng thuốc. Trong năm 2014, Khoa có thêm hệ thống miễn dịch tự động Advia Centaur CP, giúp khẳng định tốt hơn trong các trường hợp có kết quả dương tính thấp ở mức ngưỡng đồng thời giúp tránh được tình trạng quá tải nhất là vào những lúc một trong 2 máy bị trục trặc xảy ra vì nhiều lý do khác nhau.

– Cuối năm 2014, Khoa đã triển khai tốt các xét nghiệm ELISA phát hiện nhiễm ký sinh trùng trong cơ quan nội tạng, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

– Hiện Khoa Vi sinh đã triển khai các xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán Ký sinh trùng, H.pylori IgM bằng kỹ thuật ELISA và các xét nghiệm Sinh học phân tử chẩn đoán Viêm gan siêu vi B, C và Vi khuẩn Lao…

– Đến tháng 6/2017 khoa triển khai thêm xét nghiệm EGFR để phát hiện đột biến gen trong ung thư phổi, phục vụ cho việc điều trị nhắm trúng đích trong điều trị ung thư phổi.

– 9/2018 khai trương phòng Tiêm chủng ngừa các bệnh như: Sởi- Quai bị- Rubella (MMR), viêm gan B, Cúm, ngừa ung thư cổ tử cung và mụn cóc sinh dục ( Gardasil), viêm phổi và viêm tai giửa do Phế cầu,….với mục đích đẩy mạnh phòng bệnh, tạo thuận tiện cho người dân trong khu vực cũng như các bệnh nhân đến khám bệnh tại bệnh viện Thống nhất.

– 2/2020, với sự xuất hiện của đại dịch Covid-19, dưới sự chỉ đạo của Đảng Ủy và BGĐ, khoa nhanh chóng triển khai thành công xét nghiệm SARS-Cov-2, góp phần giảm tải áp lực nhu cầu xét nghiệm SARS-Cov-2.

IV. Định hướng phát triển

– Sẽ triển khai thêm BRAF trong ung thư vú, KRAS trong ung thư đại trực tràng,…

– Triển khai thêm các xét nghiệm mới: CYP2C19*2, Genotype HCV, định lượng HBsAg, các gen kháng thuốc của HBV,…

– Phát hiện kháng kháng sinh bằng XN SHPT

– Phát triển xét nghiệm kỹ thuật cao về sinh học phân tử nhằm đưa khoa Vi sinh phát triển thêm 1 bước mới, phục vụ nhu cầu chẩn đoán và điều trị ngày càng cao của Bệnh viện Thống Nhất .

V. Thành tích

1. Tập thể

– Năm 2005, 2007, 2010: Bằng khen của Bộ Y tế

– Năm 2008- 2013: Danh hiệu tập thể lao động xuất sắc của Bộ Y tế.

– Năm 2000-2015: Giấy khen tập thể lao động xuất sắc của Giám đốc Bệnh viện.

– Năm 2009: Giải nhất hội thi Trưng bày mâm ngũ quả của Công đoàn khối cơ sở Bộ Y tế.

2. Cá nhân

– Năm 2006-2014: có 16 lượt cá nhân được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở
– Năm 2014: ThS.BS Vũ Thị Kim Cương được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú.

 

Xem thêm

Thông tin liên hệ

Lãnh đạo khoa

Đội ngũ bác sĩ

Dịch vụ / kỹ thuật cung cấp

Đang cập nhật

Quảng cáo

Bài viết liên quan

Đang cập nhật
/
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
/
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
|
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
/
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
|
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*